PR nên chú trọng “tâm truyền thông”

PR nên chú trọng “tâm truyền thông”

Nguồn: Đại Học Quốc Gia (181, 2017)
Lê Trần Bảo Phương quan niệm PR là một nghề nguy hiểm khi người ta làm nghề này bằng lòng tham, sự thiếu tầm nhìn. Bởi khi đó, họ có thể gạt cả triệu người!

Trong giáo dục, lấy bản thân là “bằng chứng”

Có lẽ vì thế, khi bước vào giảng đường hướng dẫn sinh viên về nghề PR, ông đặc biệt chú trọng phương diện đạo đức của nghề này. Ông chưa bao giờ từ chối việc chia sẻ kiến thức cho người trẻ quan tâm, yêu thích nghề PR. Hơn nữa, ông còn chủ động liên hệ với các trường đại học mở talkshow giới thiệu cho sinh viên những kinh nghiệm để thành công trong nghề PR một cách chân chính.

Lê Trần Bảo Phương suy nghiệm: “Làm giảng viên cũng rủi ro lắm vì mình giảng cho một thế hệ, nếu giảng sai, mình làm ảnh hưởng đến cả trăm người trẻ. Trong khi, làm PR mình đăng trên mạng, phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng, số lượng người đọc rất đông, chỉ cần sai một chi tiết thôi, thì sự nguy hiểm khó lường. Nhưng đừng vì vậy mà lo sợ, bù lại, nếu làm đúng thì giá trị mình tạo ra cho xã hội rất cao”.

Theo ông, dạy học là một nghề cao quý trong xã hội, nhưng điều đáng buồn là hiện nay nhiều người hiểu sai về nghề này khi biến nó thành nghề bán chữ. Họ tổ chức một buổi nói chuyện miễn phí rồi bỏ lửng để người học vì nhu cầu ham hiểu biết phải bỏ tiền ra. Ông nói: “Tôi không lựa chọn cách thức đó để mưu sinh, tôi chia sẻ, viết sách là ‘rút ruột, rút gan’ để mình và người cùng tiến bộ, chứ không có giấu nghề hay dùng kiến thức làm ‘mồi nhử’ để mở thêm khóa học. Bởi tôi đã từng nhận thức sai lầm từ thời sinh viên và không muốn người khác đi theo vết xe đổ của mình, để tuổi trẻ tiết kiệm được thời gian, sức lực của bản thân và tiền bạc của gia đình”.

Cách nay khoảng 12 năm, một Lê Trần Bảo Phương tài năng, kiêu mãn, tốt nghiệp cử nhân loại ưu, nhưng ra trường không tìm được công việc tốt trong khi “chúng bạn học bình bình thôi mà đi làm lương cũng vài trăm đô”. Trong quá khứ, Bảo Phương sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, có tài liệu hay thì giấu để “tụi nó rớt bớt đi, cho mình được nhận học bổng”.  Sau này, như ông thố lộ: “rồi sự cay nghiệt của dòng đời giúp tôi ‘sáng mắt’, không có người nào đạt thành công và hạnh phúc mà sống vị kỷ, bo bo tư lợi cho mình cả, chỉ có trải lòng, làm lợi ích cho mọi người thì may mắn mới đến”.

Trong nghề PR, lấy “tâm truyền thông” làm nguyên  tắc

Theo đuổi sự nghiệp PR trắng, tác giả Quyền năng bí ẩnGiải mã bí mật PR cho biết: “Tôi muốn làm sáng tỏ bản chất nguyên thủy của nghề PR, là chia sẻ, cộng hưởng những điều tốt, giúp mọi người hiểu đúng, làm đúng, lựa chọn đúng, dựa trên sự tôn trọng, thương yêu, lắng nghe và thấu hiểu, chứ không phải những thông tin bị bóp méo, thông tin giả (PR đen) như nhiều người đã và đang nhầm tưởng”.

Lê Trần Bảo Phương được biết đến như một chuyên gia PR “kén chọn” đối tượng hợp tác nhưng khi đã gật đầu tư vấn cho khách hàng nào thì “khách hàng đó ổn”. Theo ông, đơn giản vì ông biết sợ, “tôi sợ hậu quả đau khổ của hành động xấu, mê muội và tôi cũng sợ cộng chung hậu quả những hành động xấu của nhiều người nên buộc tôi phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định”.

Với định hướng nghề nghiệp chia sẻ những việc hữu ích, ông hướng mọi người đến “tâm truyền thông”, tức là dùng thái độ chân thành để ứng xử với nhau. “Cầm tờ báo lên là thấy chứa toàn đau đớn, bất công, bạo lực… nhưng tờ báo toàn điều tốt, ngặt nỗi sẽ không ai mua. Bởi con người thích tiêu hóa những thông tin gây nghiện, gây lo lắng, gây đau khổ, gây bất an. Vì thứ nhất, cuộc sống đầy rẫy những điều vô thường, không may mắn xảy ra làm con người sợ hãi muốn đọc thông tin xấu để tham khảo, phòng ngừa; thứ hai, con người có một ‘khối khổ đau sâu nặng’ thích đọc thông tin ướt át, đau đớn, buồn khổ cho thoả mãn cơn ghiền…” – ông phân tích –  “Truyền thông, báo chí chìu theo thói quen này của độc giả, tương tự như người mẹ chìu theo thói hư của đứa trẻ, nhất thời tưởng thoả mãn, ‘ngưng được cơn quấy khóc của trẻ’ nhưng về lâu dài, sẽ hại cho cả đối tượng phát và nhận truyền thông”.

Hưởng ứng “tâm truyền thông” trong nghề nghiệp và ứng xử xã hội, Lê Trần Bảo Phương nói thêm: “Bản thân Albert Einstein cũng từng viết thư cho con gái rằng, có một dạng năng lượng vĩ đại, mạnh nhất trên thế giới mà đến khi qua đời, nhà khoa học thông tuệ này vẫn không đủ sức tìm hiểu được. Đó là năng lượng của tình yêu thương”. Như vậy, với tâm truyền thông từ tình yêu thương, không chỉ nghề PR, nghề giáo dục, nghề làm báo hay bất kỳ ngành nghề nào khác, sẽ không còn là ngành nghề nguy hiểm nữa.

Di Ta

Báo chí nói về Phương

Trò chuyện với một Phật tử – chuyên gia PR

GN – Sau nhiều năm trăn trở, nên hay không, phát hành một cuốn sách vén toàn bộ bức màn bí ẩn của ngành PR, năm 2014, tác giả Lê Trần Bảo Phương, ra mắt sách “Quyền năng bí ẩn” vào thời điểm giáo trình về ngành Quan hệ công chúng (PR) ở Việt Nam […]

PR nên chú trọng “tâm truyền thông”

PR nên chú trọng “tâm truyền thông” Nguồn: Đại Học Quốc Gia (181, 2017) Lê Trần Bảo Phương quan niệm PR là một nghề nguy hiểm khi người ta làm nghề này bằng lòng tham, sự thiếu tầm nhìn. Bởi khi đó, họ có thể gạt cả triệu người! Trong giáo dục, lấy bản thân […]

VOH Bàn Luận Về Quyển Sách Quyền Năng Bí Ẩn ( Đã Phát Sóng 22 – 11)

VOH Bàn Luận Về Quyển Sách Quyền Năng Bí Ẩn ( Đã Phát Sóng 22 – 11) Đài tiếng nói nhân dân TPHCM (VOH) quan tâm về một quyển sách PR đang tạo ra dư luận sôi nổi thời gian gần đây… “Vì sao trước đây anh lại đắn đo không đồng ý cho xuất […]

Quyền năng bí ẩn -cuốn sách viết về cách thức ứng dụng các triết lý thống trị cổ xưa vào lĩnh vực PR hiện đại nhằm gây ảnh hưởng đến hành vi đám đông trên diện rộng

Báo Đại Đoàn Kết chia sẻ rằng Quyền năng bí ẩn mất 05 năm để viết. Cuốn sách viết về cách thức ứng dụng các triết lý thống trị cổ xưa vào lĩnh vực PR hiện đại nhằm gây ảnh hưởng đến hành vi đám đông trên diện rộng. “Mất 5 năm để viết, tác […]

Sách PR hay dành cho nhà lãnh đạo

Tạp chí Golf dành cho giới doanh nhân quí tộc sáng nay 16/10 có bài phân tích về quyển sách bestseller về PR tựa đề “Quyền năng bí ẩn”.