PR có thể uốn cong Niềm tin tôn giáo

Dĩ nhiên, hoàn toàn có thể!

benh

Một chứng cứ điển hình cho nhận định trên là sự thành công của chiến dịch loại bỏ bệnh đậu mùa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 1980 ở châu Á và châu Phi sau khi vượt qua được một trong những rào cản lớn nhất là niềm tin tôn giáo.

Bạn có từng nghe về chiến dịch đó? Câu chuyện là, vào năm 1980, WHO thông báo rằng lần đầu tiên bệnh đậu mùa – một căn bệnh đe dọa mạng sống con người – đã được loại bỏ. Căn bệnh này đã tồn tại trong hơn 3000 năm qua và đã giết chết hàng trăm triệu người. Chiến dịch diệt trừ căn bệnh này của WHO diễn ra ròng rã suốt 21 năm với chi phí hơn 300 triệu USD cùng với sự giúp đỡ và nỗ lực của hơn 80 quốc gia. Sự thành công của chiến dịch này được coi là thành tựu lớn nhất của WHO về Quan hệ công chúng (ở tầm mức quốc tế).

Chiến dịch phải vượt qua nhiều thách thức cam go để đi đến thành công cuối cùng, chẳng hạn như chiến tranh lạnh giữa các quốc gia, tính quan liêu nhà nước và sự quản lý y tế đặc thù ở các quốc gia, sự đa dạng của các nền văn hóa bản địa và đặc biệt là sự phản kháng mãnh liệt của người dân do niềm tin tôn giáo cố hữu gây ra…

Niềm tin tôn giáo ở Ấn Độ

Shitala

Bệnh đậu mùa rất thịnh hành ở Ấn Độ từ 1.500 năm trước Công Nguyên và nó được gắn kết với các vị thần ở đền thờ của đạo Hindu, ví dụ như nữ thần Shitala Mata.

Shitala Mata là một trong các nữ thần được thờ phượng nhiều nhất ở Ấn Độ với hơn 32 ngôi đền ở Calcutta và hầu như nhà nào cũng thờ ảnh của nữ thần. Có một niềm tin rằng nếu ai đó bị bệnh đậu mùa có nghĩa là họ đã được nữ thần Shitala Mata viếng thăm.

Nên nhớ lấy rằng, nữ thần rất dễ tức giận. Nhiều tín đồ tin rằng nếu họ cố gắng ngăn chặn hay chữa trị bệnh đậu mùa, họ sẽ chọc giận nữ thần và bị trừng phạt. Do đó, họ cố ý không báo cáo các ca nhiễm bệnh và từ chối được tiêm ngừa. Ngoài ra, vì thuốc chủng ngừa đến từ những con bò vốn là linh vật đối với người Hindu nên chiến dịch loại bỏ bệnh đậu mùa vấp phải rất nhiều sự chống đối.

Trước rào cản như thế, WHO đã thực hiện một chiến lược uốn nắn niềm tin khôn ngoan. WHO diễn giải rằng tiêm phòng như là một hình thức thờ phượng và tạo ra khẩu hiệu “tôn thờ nữ thần và đi tiêm phòng”.

Việc tiêm phòng vắc xin được thực hiện kèm với các nghi lễ tôn giáo và các bài thánh ca được hát trong các đền thờ nữ thần Shitala. Chiến lược này đã thành công và làm giảm bớt sự đối đầu của các tín đồ đối với việc tiêm phòng.

Niềm tin tôn giáo ở Tây Phi

Ở Tây Phi, người ta tin rằng thần Sapona là một trong những người con trai của Đấng sáng tạo ra thế giới. Khi hài lòng, thần Sapona sẽ làm cây trồng phát triển, mùa màng bội thu. Còn khi không vui, Thần có thể khiến ngũ cốc mọc lên trên con người, gây ra bệnh đậu mùa.

Sopona

Do đó, nhiều người ở Tây Phi từ chối được tiêm chủng vì họ tin rằng việc tiêm chủng sẽ đe dọa sự tồn tại của vị thần và cuộc sống của họ. Niềm tin này mãnh liệt đến nỗi, vào đầu những năm 1960, một đội tiêm chủng của WHO đã bị giết bởi những tín đồ cuồng bạo.

Trước sự việc này, sau khi phỏng vấn lấy ý kiến và nghiên cứu quan điểm của các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị ở Tây Phi, WHO đã điều chỉnh chiến lược tiếp cận. WHO đã thuyết phục những người bị bệnh đậu mùa ở địa phương trở thành những người đi tiêm chủng. WHO cũng gắn kết việc tiêm chủng với các nghi lễ tôn giáo ở địa phương.

Niềm tin tôn giáo ở Nam Phi

Tại Nam Phi, một số giáo phái Kitô giáo kịch liệt phản đối, chống lại bất kỳ hình thức điều trị y tế nào, vì họ tin rằng việc đó vi phạm ý chí của Đức Chúa Trời. Họ sống trong một cộng đồng khép kín và từ chối báo cáo bất kỳ ca bệnh nào.

Trong tình huống này, các thành viên của WHO đã tiếp cận các nhà lãnh đạo tôn giáo để thuyết phục họ về sự cần thiết của việc chủng ngừa. Các chức sắc tôn giáo hứa sẽ hỗ trợ WHO, tuy nhiên, sau đó họ vẫn tiếp tục rao giảng về việc nên chống lại việc tiêm chủng.

Không thành công, WHO yêu cầu Tổng thống Botswana trục xuất những nhóm người từ chối tiêm chủng. Kết quả là, những nhóm người từ chối tiêm chủng đã đồng ý được chủng ngừa, vì đối với họ, việc trục xuất là mối đe dọa tồi tệ hơn.

Tóm lại, niềm tin tôn giáo là một trong những rào cản phổ biến nhất đối với chiến dịch diệt trừ bệnh đậu mùa của WHO, bởi vì những tín đồ không thể chấp nhận bất cứ hành động nào đe dọa đến sự tồn tại của vị thần mà họ tôn thờ.

Chiến dịch thành công vì WHO đã biết linh động ở chiến lược tiếp cận và biết cách điều chỉnh bức thông điệp để trở nên gần gũi với quan điểm hiện hữu, làm giảm bớt sự đối đầu, từ đó uốn nắn niềm tin tôn giáo của các tín đồ theo hướng có lợi cho việc chủng ngừa[1].

Lê Trần Bảo Phương

Trích Dẫn nhập, Quyền năng bí ẩn (báo Giáo Dục TPHCM).

[1] Curtin P. A. & Gaither T. K., International public relations: Negotiating culture, identity and power, Sage, USA, 2007.

KINH NGHIỆM

PR có thể uốn cong Niềm tin tôn giáo

Dĩ nhiên, hoàn toàn có thể! Một chứng cứ điển hình cho nhận định trên là sự thành công của chiến dịch loại bỏ bệnh đậu mùa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 1980 ở châu Á và châu Phi sau khi vượt qua được một trong những rào cản lớn […]

Nên làm PR agency hay PR in-house? (bài 2)

Nên làm PR agency hay làm PR in-house? Chọn lựa là quyền của bạn! Nhưng bạn nên biết trước một số điều quan trọng để tham khảo hoặc bổ sung cho hành trang sự nghiệp PR của mình. Khi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, bạn nên làm PR agency (bài 1) Sau khi làm […]

PR nội bộ là gì? Để làm gì? Làm như thế nào?

THEO ĐỊNH NGHĨA: PR nội bộ là hoạt động xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong một công ty, như giữa người chủ và người lao động, giữa người quản lý và nhân viên, để có thể hiệu triệu mọi nguồn lực, mọi nỗ lực trong […]

“Quyền năng bí ẩn” – vạch trần mặt trái pr bẩn gây sốt

“Quyền năng bí ẩn” là cái tên hay nhất dành cho cuốn sách này… 1.Vì sao anh viết cuốn sách này và đặt tên là “Quyền năng bí ẩn” (nghe có vẻ “kinh thánh” hóa, hơn là một cuốn sách nói về chiêu thức gây ảnh hưởng đến hành vi đám đông)? Sau mấy tháng […]

LÀM NGHỀ PR CÓ 20 ĐIỀU KHÓ

LÀM NGHỀ PR CÓ 20 ĐIỀU KHÓ Được doanh nghiệp/khách hàng khen giỏi là khó Được tăng lương là khó Được mọi người hiểu về công việc đang làm là khó Được báo chí, chính quyền ủng, người nổi tiếng ủng hộ là khó Được gặp thầy hay, bạn lành là khó Được sở hữu […]