Câu chuyện “Đem hạnh phúc về nhà” chính là dạng câu chuyện chúng ta đang nói đến.
Câu chuyện “lấy bối cảnh những ngày cận Tết ở một vùng quê Trung Quốc”.
Một người cha đơn thân mong chờ ba đứa con, đứa nay đang là cô sinh viên, đứa đã là một minh tinh, đứa là giám đốc – đều bận bịu với những kế hoạch riêng của mình, nên không thể về đoàn tụ cùng cha. Sự chờ đợi tưởng như vô vọng, người đàn ông cô đơn mang những thông điệp niềm vui đến với mọi người trong khi ông vẫn cô đơn một mình trong bữa cơm cuối năm lạnh lẽo.
Nhưng cái kết thật có hậu. Tình yêu thương và sự bao dung quá lớn của người cha đã mang những đứa con về nhà. Trong cái ngôi nhà bé nhỏ giản dị nơi vùng quê hẻo lánh, họ lại quây quần bên nhau, ấm áp và hạnh phúc như những ngày xưa.
Khép lại là hình ảnh sum vầy của cả gia đình rất hạnh phúc. Và một câu kết mở ra một câu hỏi tu từ: “Chúng tôi đã ở trên đường về nhà rồi. Còn bạn thì sao?”
Câu chuyện đã thực sự gây sự chú ý và làm rung động hàng triệu khán giả trên khắp thế giới.
– “Thế những câu chuyện đầy cảm động này đem đến điều gì cho nhãn hàng?”
– “Dĩ nhiên, đó là tăng doanh số”.
– “Vì sao?”
Bởi vì “bất cứ thứ gì được đem rao bán (một tôn giáo, một ứng cử viên tổng thống, một món hàng nhỏ hoặc một dịch vụ vô danh) được chọn mua là do nó tạo ra một muốn thuộc về cảm xúc chứ không phải là vì nó thỏa mãn một nhu cầu đơn giản” (Seth Godin, 2009).
Trích Quyền năng Bí ẩn, trang 192-194
Có thể bạn sẽ cần biết: