Hướng dẫn cách sử dụng sức mạnh của ngôn từ trong PR

Ngôn từ có sức mạnh to lớn vì nó có khả năng gây ra sự xúc động ở con người. Sự xúc động đó sẽ gạt bỏ tất cả những điều còn nghi ngờ trong tâm trí con người và khiến con người ta dễ dàng tin vào những lời gợi ý.

 

wordpower

Những lời gợi ý thúc đẩy họ thực hiện những hành vi thích hợp. Và vì con người ta thường dễ bị xúc động nhất khi biết một ai đó đang thiếu thốn một điều gì đó quá quan trọng mà ai cũng có được (như: có mẹ, được đi học, được ăn cơm, được nhìn thấy bầu trời) nên một trong những bí quyết dùng ngôn từ để gây ra sự xúc động nơi con người chính là làm nổi bật nỗi đau thương cơ bản đó.

Ví dụ 1. “…bị mẹ la rầy có thể là điều khó chịu đối với nhiều người, nhưng đối với em T bất hạnh thì đó lại là một điều ước không bao giờ thành sự thật. Em mất mẹ từ khi mới lọt lòng…”
Ví dụ 2. “Xin hãy rủ lòng thương cho những đứa trẻ bất hạnh bị cha mẹ ruồng bỏ. Suốt nhiều năm liền, đêm nào chúng cũng cầu nguyện mong bố mẹ quay trở lại đón chúng, nhưng có vẻ như họ đã không nghe thấy. Hiện giờ chúng đang rất lạnh và đói. Chúng đang yếu đi và cần được cho ăn. Chúng cần ông bà mua ủng hộ cho chúng một bông hoa nhân ái chỉ với một số tiền nhỏ để quyên góp cho mái ấm tình thương.”

Bạn sẽ mua chứ? Sao lại không! Vì chỉ với một số tiền nhỏ là tôi có thể làm được gì đó ý nghĩa cho những đứa trẻ đáng thương, huống chi tôi đã quá may mắn khi luôn có bố mẹ bên cạnh yêu thương.

Bạn đừng quá xúc động. Hai ví dụ trên chỉ là giả định để qua đó bạn có thể hình dung được sức mạnh khủng khiếp của ngôn từ. Bạn thấy không, chỉ với một vài dòng ngắn ngủi thôi nhưng sự tác động vào cảm xúc của bạn là quá lớn.

Đó là lý do mà việc vận dụng hiệu quả uy lực của từ ngữ luôn đóng vai trò quyết định trong sự thành công của bất cứ chiến dịch PR nào. Đó là lý do mà ngay sau đây tôi sẽ cung cấp cho bạn 2 hướng dẫn cụ thể để có thể vận dụng tối đa sức mạnh của ngôn từ.

1. Hướng dẫn cơ bản

Thay vì dùng từ “nói” ta thay bằng “phát ngôn/khẳng định”; “vui” thay bằng “hạnh phúc/viên mãn”; “dở” thay bằng “kém cỏi/bất lực/thảm hại”; “trẻ con” thay bằng “non nớt/dại dột”; “chê” thay bằng “phê phán/công kích/chỉ trích”…

Nếu bạn thực sự mong muốn làm chủ kĩ năng vận dụng uy lực của từ ngữ thì nên mua cuốn từ điển đồng nghĩa – trái nghĩa. Nó sẽ cung cấp cho bạn nguồn từ vựng dồi dào để sử dụng đúng chỗ.

2. Hướng dẫn nâng cao

Thức 1. Dùng những từ ngữ bình dị đời thường nhưng chứa đựng sự sâu sắc ẩn giấu trong các trải nghiệm xa xưa, để khơi gợi một quan điểm, một cảm xúc nào đó mà con người đã tự có kinh nghiệm trước đó.

Sức mạnh của ngôn từ sẽ gây xúc động mạnh, chạm sâu vào cảm xúc sâu thẳm trong trái tim họ, sau đó khiến họ sống lại với chính trải nghiệm đã có. Họ sẽ hoàn toàn bị quy phục.

Ví dụ. “Không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ. Chính do hành động mà người này cao quý, chính do hành động mà người kia hạ tiện.” (Đức Phật)

Bạn đã nhận ra: Câu này tuy ngắn nhưng sức mạnh giáo dục và kêu gọi của nó rất lớn. Chính loại từ ngữ thuộc về trải nghiệm (giai cấp, cao quý, hạ tiện) đã gây xúc động mạnh nơi con người, vì họ thấm thía được thế nào là giai cấp, cao quý, hạ tiện và hèn hạ; vì chính bản thân họ cũng đã từng và đang là nạn nhân của sự phân biệt giai cấp, giàu nghèo, sang hèn.
Thậm chí họ còn là nạn nhân của chính mình khi xấu hổ, mặc cảm với những người khác do sự nghèo khó, quẫn bách của họ trong cuộc sống.

Trong khi đó, chính loại từ ngữ bình dị (nước mắt, dòng máu) đã gây xúc động mạnh nơi con người, vì họ đã thấu hiểu rằng địa vị, tài sản, danh tiếng là những thứ không thể mang theo được, cái kết thúc của mọi người là không khác biệt. Do đó, ta không hơn ai, ta cũng chẳng kém ai. Vì thế, ta phải luôn ý thức và hành động một cách bình đẳng, không phân biệt giai cấp.

Để thành thạo Thức 1 này trong nghệ thuật sáng tạo thông điệp, người thực hành PR cần rèn luyện khả năng quan sát theo hướng triết lý, cảm nhận nội tâm và kiến thức cuộc sống. Điều này không dễ cũng không khó. Nó tùy thuộc vào tố chất và sự rèn luyện của từng người.

Thức 2. Dùng sức mạnh của ngôn từ đánh vào sự bận tâm sâu lắng nhất trong tâm hồn đại chúng, biểu lộ sự đồng cảm với những vấn đề riêng tư vốn không dễ bày tỏ của họ, kết tinh những điều đó lại thành sự đồng cảm và hiểu biết để khiến họ quy phục và hành động theo lời gợi ý mà không hề có bất kỳ sự phản kháng nào.

Tôi minh họa thức 2 bằng đoạn đầu bài viết trong một phong trào kêu gọi du học Canada thành công vang dội……

Trích sách Quyền năng Bí ẩn (NCĐT), trang 155-160

Có thể bạn sẽ cần biết:

“Quyền năng Bí ẩn” được cộng đồng đánh giá rất hay

Chiến lược Truyền thông

Ngành PR Việt Nam hiện nay: vắn tắt Lịch sử hình thành và Sự giáo dục PR trong nước

Ngành PR Việt Nam hiện nay: vắn tắt Lịch sử hình thành và Sự giáo dục PR trong nước Trích trong bài đăng của Cộng đồng PR thế giới – Trụ sở tại New York (hơn 7000 thành viên) ghi nhận và chia sẻ, tại https://www.facebook.com/PRMuseum/posts/1023131464450693 Trong những năm 90, các công ty đa quốc […]

Tác động của Truyền thông với Lòng tin người tiêu dùng

PR là một hoạt động truyền thông mang lại nhiều giá trị to lớn cho doanh nghiệp, thương hiệu và góp phần thúc đẩy, gia tăng sự nhận biết, thúc đẩy tiến trình giao thương diễn ra thuận lợi. Với khả năng gây tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội, PR mang lại […]

Lĩnh vực cố vấn của chuyên gia Lê Trần Bảo Phương

Chúng tôi có thế mạnh tư vấn và triển khai các chiến lược truyền thông mạnh mẽ có khả năng gây ảnh hưởng đến hành vi và thay đổi thái độ của công chúng, hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân đạt được mục tiêu kinh doanh chính đáng. Chúng tôi tư vấn và triển […]

Hướng dẫn cách sử dụng sức mạnh của ngôn từ trong PR

Ngôn từ có sức mạnh to lớn vì nó có khả năng gây ra sự xúc động ở con người. Sự xúc động đó sẽ gạt bỏ tất cả những điều còn nghi ngờ trong tâm trí con người và khiến con người ta dễ dàng tin vào những lời gợi ý.   Những lời […]

Chiến lược PR: Thúc đẩy bán hàng (dạng dựa trên câu chuyện xuyên suốt)

Case study Chiến lược PR: Thúc đẩy bán hàng (dạng 3) Khác với bản chất của chiến lược PR tích cực là đưa ra giải pháp cho một vấn đề hiện hữu, chiến lược PR tiêu cực là hù dọa về một tai họa tiềm ẩn, thì bản chất của chiến lược PR dựa trên một […]