Câu chuyện PR từ Edward Bernays – “Cha đẻ của ngành PR”

1385645_647451718621885_26743614_n

Nếu là một chuyên gia PR bạn có thêm ý tưởng gì cho những chiến dịch mà Edward Bernays đã từng làm?

Một vài câu chuyện thú vị về những kì tích của Bernays trong vai trò một chuyên gia PR.

• Làm thế nào để bán xà phòng cho trẻ em?

Bạn sẽ thật khó chịu nếu phải tắm mà không có xà phòng?
Nhưng nước Mỹ năm 1923, trẻ em rất sợ thứ bọt cay và rát ấy. Công ty xà phòng Protect and Gamble (P&G) tất nhiên chẳng thích điều này chút nào.

Trong chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm xà phòng Ivory, P&G đặt ra mục tiêu đưa được sản phẩm mới tới đối tượng là các em nhỏ. Tuy nhiên, những lời nói suông hay vài mẩu quảng cáo trên báo không dễ hấp dẫn các nhóc khó tính. Phải làm sao đây?
Nhiệm vụ khó khăn này được giao cho Edward Bernays, lúc này đang là chuyên gia PR của P&G.

Sau một loạt nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và tâm sinh lý trẻ nhỏ, Bernays hiểu rằng trước hết phải thay đổi quan niệm của trẻ nhỏ về xà phòng, và không gì đạt được mục tiêu này nhanh chóng hơn những trò chơi.
Cuối cùng, Bernays đã có kế sách độc đáo:

Cuộc thi điêu khắc quốc gia dành cho trẻ em trên xà phòng trắng không mùi hương Ivory.

Đây là một cuộc thi rất quy mô với sự quảng bá nhiệt tình của giới báo chí. Những tác phẩm đạt giải sẽ được gửi tới trưng bày tại New York.

Trên thực tế, các “nhí” đang tham dự một trò chơi có thưởng với xà phòng. Cuối cùng, các em cũng phát hiện ra xà phòng, nhất là xà phòng trắng không mùi hương Ivory của P&G không những chẳng đáng sợ chút nào mà còn rất dễ thương.

Kết quả: cuộc thi thành công rực rỡ và trẻ em đã yêu thích xà phòng, đặc biệt là Ivory. Các ông bố bà mẹ và công ty xà phòng đều hài lòng.

Trong suốt hơn 20 năm, cuộc thi này được tổ chức như một hoạt động thường niên, thu hút hàng triệu học sinh trên khắp nước Mỹ tham gia.

Kinh nghiệm rút ra từ Bernays:

Muốn trẻ em yêu hơn sản phẩm của mình, trước hết cần phải hiểu và yêu mến các em.

• Vì sao người Mỹ không còn ghét balê?

Đầu thế kỷ XX, nước Mỹ tự do ngày nay lại là một xã hội bảo thủ. Người Mỹ không xem balê, lý do là trang phục của diễn viên trên sân khấu… không kín đáo. Vì thế, họ chẳng biết chút gì về balê cả.

Trong hoàn cảnh đó, một đoàn ba lê của Nga quyết định sang Mỹ công diễn. Edward Bernays được gửi gắm trọng trách chuẩn bị về tư tưởng cho công chúng Mỹ. Đây hầu như là điều không tưởng. Cần mất cả chục năm để thay đổi một thành kiến như thế của xã hội.Bernays, là một chuyên gia PR hàng đầu, đã hoàn thành công việc chỉ trong vài tháng.

Qua báo chí, ông liên tục giới thiệu với công chúng Mỹ về nghệ thuật balê với những nét đặc sắc, hấp dẫn. Thậm chí trong những bức vẽ minh họa, ông đã khéo léo kéo dài váy các diễn viên nữ xuống gần chấm đầu gối…

Sau rất nhiều những nỗ lực như vậy, đoàn balê Nga đã thành công vang dội… Và tất nhiên công đầu thuộc về Edward Bernays, người đã kéo công chúng Mỹ tới rạp xem biểu diễn balê.

Không chỉ đem lại thành công cho đoàn balê của Nga, chính Bernays đã giới thiệu tới nước Mỹ một môn nghệ thuật đầy hấp dẫn.

Kinh nghiệm rút ra từ Bernays:

Trước khi muốn công chúng yêu mến, hãy khiến họ hiểu mình đã.

(Internet)

Về thương hiệu quốc gia và ngành PR Việt Nam

Câu chuyện PR từ Edward Bernays – “Cha đẻ của ngành PR”

Nếu là một chuyên gia PR bạn có thêm ý tưởng gì cho những chiến dịch mà Edward Bernays đã từng làm? Một vài câu chuyện thú vị về những kì tích của Bernays trong vai trò một chuyên gia PR. • Làm thế nào để bán xà phòng cho trẻ em? Bạn sẽ thật […]

Tính ứng dụng của Quyền Năng Bí Ẩn trong các ngành công nghiệp

Theo số liệu thống kê của LinkedIn (mẫu 315 người), những đọc giả thuộc về ngành PR&Communication là quan tâm nhất đến các bài viết về Quyền năng bí ẩn (38%); cao thứ nhì là số lượng đọc giả đến từ ngành Nhân sự (25%). Còn lại là các đọc giả thuộc về ngành bán […]

“Quyền năng bí ẩn” – vạch trần mặt trái pr bẩn gây sốt

“Quyền năng bí ẩn” là cái tên hay nhất dành cho cuốn sách này… 1.Vì sao anh viết cuốn sách này và đặt tên là “Quyền năng bí ẩn” (nghe có vẻ “kinh thánh” hóa, hơn là một cuốn sách nói về chiêu thức gây ảnh hưởng đến hành vi đám đông)? Sau mấy tháng […]

Case study 2.2: Quyền lực của các công ty PR

Bạn đã nhận ra quyền lực của PR thật to lớn. Nhưng không dừng lại ở đó, các công ty PR còn được các chính phủ sử dụng như một công cụ mới của “quyền lực mềm” (xem case study 2.2). “Dư luận Mỹ đã dậy sóng vì bài viết của Tổng thống Nga Putin […]

Nghề PR có tốt đẹp không?

“Trong mắt mỗi người, nghề PR có tốt đẹp không?” Theo nghiên cứu các tài liệu và báo cáo về quan điểm của công chúng đối với nghề PR ở các quốc gia, nghề PR bị đánh giá là xấu. Điều này xảy ra vì 2 lý do: • Một là, phần lớn các tổ […]